Hợp đồng dịch vụ pháp lý có các nội dung gì?

Các dịch vụ pháp lý của hãng luật

Điều 4 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) liệt kê các dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm:

- Tham gia tố tụng.

- Tư vấn pháp luật.

- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng.

- Các dịch vụ pháp lý khác.

Hình thức của hợp đồng dịch vụ pháp lý

Theo khoản 2 Điều 26 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) thì hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản.

Và theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) thì Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp sau:

- Luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;

- Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức. 

Những nội dung chính của hợp đồng DVPL

Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.

- Nội dung phạm vi công việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng;

- Thời hạn thực hiện hợp đồng, các điều khoản gia hạn và chấm dứt trước thời hạn.

- Quyền, nghĩa vụ của các bên.

- Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí phát sinh ngoài hợp đồng như án phí, lệ phí nhà nước.....

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, tạm dừng và chấm dứt thực hiện hợp đồng.

- Phương thức giải quyết tranh chấp như khiếu nại, thời hạn thương lượng, thỏa thuận giải quyết tranh chấp qua tòa án, trọng tài.

- Các điều khoản bảo mật thông tin, chống cạnh tranh không lành mạnh.

Thù lao, chi phí luật sư theo hợp đồng dịch vụ pháp lý

Điều 54 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) quy định khách hàng phải trả thù lao khi sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư. Việc nhận thù lao được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư 2006 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Căn cứ tính thù lao luật sư theo khoản 1 Điều 55 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) cụ thể như sau:

- Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý.

- Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý.

- Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.

Tại khoản 2 Điều 55 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) thì các phương thức tính thù lao luật sư gồm:

- Giờ làm việc của luật sư.

- Vụ, việc với mức thù lao trọn gói.

- Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án.

- Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.

Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự:

+ Do khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012);

+ Và được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất cho 01 giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.

Đặt lịch hẹn hoặc tư vấn trực tiếp

Tư Vấn Qua Email