Rà soát và sắp xếp lại các cơ sở giáo dục, thu gọn các điểm trường

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 826/BGDĐT-CSVC năm 2024 hướng dẫn thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên. Trong đó, có quy định về nguyên tắc sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên như sau:

Bảo đảm phù hợp các quy định

Việc tổ chức lại, dồn ghép, sáp nhập phải căn cứ vào các quy định: chuẩn, tiêu chuẩn cơ sở vật chất (CSVC) trường, lớp học 1; quy mô trường, lớp; số học sinh/lớp 2; tiêu chuẩn giáo viên 3; diện tích đất, bán kính phục vụ của các cơ sở giáo dục, quy mô dân số 4.

Bảo đảm tính khoa học, linh hoạt, kế thừa, ổn định lâu dài và phù hợp điều kiện thực tế của địa phương

Mạng lưới trường học được sắp xếp phải bảo đảm tính khoa học, linh hoạt, kế thừa, ổn định lâu dài và phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi địa phương; phù hợp với việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã, theo hướng tinh gọn.

Tạo thuận lợi cho người dân

- Việc tổ chức lại, dồn ghép, sáp nhập các điểm trường, trường có quy mô nhỏ phải được thực hiện trên nguyên tắc tạo thuận lợi cho người dân, bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh (có giải pháp phù hợp, thuận lợi, an toàn cho việc đi lại của học sinh khi đến trường, không để xảy ra tình trạng học sinh bỏ học do phải đi lại quá xa); chỉ sáp nhập các điểm trường, trường có quy mô nhỏ ở cùng địa bàn cấp xã hoặc liên xã nếu có khoảng cách địa lý phù hợp và giao thông thuận tiện;

- Các đơn vị hành chính cấp xã (gồm xã, phường, thị trấn) sau khi sáp nhập hoặc chia tách phải bảo đảm đủ trường, lớp cho mỗi cấp học. Số lượng trường, lớp phụ thuộc vào quy mô dân số và khoảng cách đi lại của học sinh theo quy định;

- Sắp xếp lại các cơ sở giáo dục thường xuyên tinh gọn, hiệu quả, bảo đảm cơ hội cho mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học tập suốt đời, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống; bảo đảm xóa mù chữ bền vững, góp phần xây dựng xã hội học tập.

Bảo đảm nâng cao chất lượng

- Thực hiện việc cơ cấu, sắp xếp các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông cùng với sắp xếp, điều tiết giáo viên mầm non, phổ thông hợp lý theo lộ trình từng năm, từng giai đoạn, bảo đảm thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018;

- Không sáp nhập các cơ sở giáo dục mầm non với các cơ sở giáo dục phổ thông;

- Không sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên với trường phổ thông trên địa bàn;

- Việc sáp nhập các điểm trường, trường có quy mô nhỏ cần gắn liền với việc thực hiện tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các trường sau sáp nhập (lưu ý việc sắp xếp, bố trí kiêm nhiệm các vị trí trong trường hoặc kiêm nhiệm liên trường phải phù hợp). Không cắt giảm cơ học tỷ lệ % tinh giản biên chế trong chỉ tiêu giao hàng năm;

- Các cơ sở giáo dục thuộc diện dồn ghép, xóa bỏ các điểm trường cần chuẩn bị đủ CSVC ở trường chính (phòng học, phòng ở bán trú, nhà làm việc, nhà công vụ, các công trình bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh, hệ thống điện nước...), đặc biệt đối với các trường có học sinh bán trú, cấp tiểu học và cấp mầm non. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, CSVC tại những điểm trường được chuyển đi phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật và sử dụng hiệu quả.

Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch

Việc rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên phải bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trước, trong và sau quá trình thực hiện.

Tin Liên Quan

Đặt lịch hẹn hoặc tư vấn trực tiếp

Tư Vấn Qua Email